1. Tủy răng là gì ?
– Ở một răng lành mạnh bình thường , tủy răng là một mô liên kết đặc biệt, giầu mạch máu và sợi thần kinh, nằm trong hốc tủy, được bao quanh bởi mô cứng của răng ( men và ngà răng ). Tủy răng có chức năng “cảm nhận” cảm giác “đau” – khi có các kích thích tác động lên răng như : chấn thương, nóng, lạnh, hóa chất…( thí dụ khi uống nước đá, răng có cảm giác ê buốt )- và tham gia công việc nuôi dưỡng và sủa chữa ngà răng, góp phần duy trì sự sống và lành mạnh của răng.
– Tủy răng nằm trong hốc tủy được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Tuy nhiên, theo thời gian, tủy răng vẫn bị tổn thương do: sâu răng, Răng bị chấn thương cơ học, dùng lực chỉnh hình sai, mài cùi răng sống không đúng cách, các bệnh lý vùng miệng…
2. Nguyên nhân gây viêm tủy
– Bệnh sâu răng và vi khuẩn trong miệng được xem như là nguyên nhân chủ yếu làm tổn thương tủy răng. Tiến trình của bệnh sâu răng diễn ra trong thời gian lâu, sẽ phá hủy men răng và ngà răng . Nếu như quá trình sâu răng này không được ngăn chặn kịp thời ( bằng biện pháp trám răng, thay đổi thói quen vệ sinh răng…) thì mô răng sẽ bị phá hủy nhiều.
– Khi lỗ sâu sẽ càng tiến sâu vào trong đến tủy, các vi khuẩn sẽ “tấn công” tủy răng . Lúc đó tủy răng sẽ bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng viêm tủy ( tủy bị tổn thương), tùy theo mức độ viêm mà bệnh nhân sẽ có có cảm giác sưng, đau khác nhau, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
Quá trình hình thành sâu răng
3. Cách phòng chống và điều trị
– Khi tủy răng bị tổn thương, viêm không có khả năng hồi phục và răng đó còn có khả năng giữ lại, Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt răng sẽ tiến hành điều trị lấy tủy răng ( nội nha ), để cho bệnh nhân không còn đau, “cứu” và giữ lại những răng này và tránh để cho tình bệnh lý trở lên trầm trọng hơn. Vì thế người bệnh cần quan tâm đến tình trạng răng miệng của mình, đến khám và điều trị những răng bị tổn thương càng sớm càng tốt ( có tủy chưa bị tổn thương hay đã bị tổn thương) ở bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa.
– Chủ động lấy tủy răng lành mạnh là điều trị cần hạn chế vì nếu hình dung để dễ hiểu bạn có thể so sánh độ bền dẻo giữa một cây đang sống (xanh tươi) với một cây gỗ (cây đã chết ). Có thể thời gian đầu mức độ chịu lực, dẻo dai không chênh lệch đáng kể nhưng sẽ có sự thay đổi lớn sau 8 – 10 năm. Răng sống (răng còn tủy) và răng chết (răng đã chữa tủy) cũng tương tự như vậy.
+ Điều cần lưu ý là một chiếc răng sống của bạn có thể sử dụng và tồn tại suốt đời bạn nếu được chăm sóc đúng cách.
+ Đối với răng đã lấy tủy thì độ bền chỉ trong vòng từ 15 – 25 năm. Càng về sau, răng càng dòn và dễ bị mẻ, vỡ …đôi khi gãy ngang.
+ Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cho phép bác sĩ chuyên khoa điều trị tủy răng hay không.
4. Các điều trị nha khoa phổ biến và không cần lấy tủy:
– Răng bị sâu nhẹ, không đau nhức.
– Phục hình mão, cầu răng cho các răng sâu, mẻ, vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy.
– Phục hình thẩm mỹ răng: răng sậm, tetracycline, răng thưa… mà không cần chỉnh dạng răng, cung răng (giảm hô, móm,…) nhiều.
5. Một số dấu hiệu cho thấy việc cần điều trị tủy răng:
– Bị đau hoặc nhói khi nhai.
– Nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.
– Sâu răng nặng hoặc chấn thương gây áp-xe (nhiễm trùng) trong xương.
Do đó, để hạn chế việc lấy tủy răng không cần thiết khi đi làm răng, bạn cần thăm hỏi kỹ lưỡng. Luôn ưu tiên các giải pháp bảo toàn mô răng thật và hạn chế lấy tủy răng tối đa.
6. Một số nguyên nhân dẫn đến cần điều trị tủy răng:
– Có thể do sâu răng làm nhiễm trùng tủy, có triệu chứng như: Đau nhức dữ dội, sưng, răng lung lay
– Có thể do chấn thương, do tai nạn, gẫy răng lộ tủy hoặc do chấn thương khớp cắn.
– Có thể do viêm quanh cuống (chóp)
– Tủy hoại tử
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách điều trị tủy răng hiệu quả nhất hiện nay. Để có một hàm răng khỏe mạnh, nụ cười tươi tắn bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách cũng như điều trị kịp thời tại các nha khoa uy tín. Truy cập www.nhakhoatamduc.com và fanpage Nha Khoa Tâm Đức thường xuyên để trở thành “bác sĩ” nha khoa cho riêng mình