Niềng răng là gì? Những điều cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là gì? Những điều cần biết trước khi niềng răng
24/07/2023

Niềng răng hiện đang là lựa chọn hàng đầu dành cho các đối tượng gặp phải các vấn đề hô, móm, sai lệch,… Nhưng mà đây cũng là quá trình gây tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn, đủ điều kiện để thực hiện. Vậy niềng răng là gì? Cùng Nha Khoa Tâm Đức đi tìm hiểu những thông tin cần biết thông qua chia sẻ dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung

Niềng răng là gì?

Niềng răng hay còn gọi với cái tên khác là chỉnh nha. Đây là một thuật ngữ được dùng nhiều trong mảng nha khoa, sử dụng các khí cụ chuyên dụng để sắp xếp và đưa răng về đúng vị trí mong muốn trong cung hàm.

Có thể nói đây là một loại hình chỉnh nha khá đặc biệt, có thể khắc phục các vấn đề về sai lệch răng như khấp khểnh, mọc lộn xộn, răng hô, răng móm hay các bệnh lý khớp thái dương hàm,… Qua đó tái lập chức năng ăn nhai hoàn hảo và mang lại sự hài hòa, cân đối cho toàn bộ gương mặt. Đặc biệt là ngăn ngừa bệnh răng miệng tối ưu.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hàng đầu hiện nay

Tuy nhiên đây là một kỹ thuật chuyên sâu nên cần thực hiện, thao tác bởi bác sĩ chỉnh nha uy tín, đã có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên về chỉnh nha.

Một số điều nên biết trước khi thực hiện niềng răng

Để đạt được kết quả tối ưu nhất sau khi tháo niềng thì tốt nhất bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan trước khi bắt đầu.

Xác định tình trạng của răng miệng

Đầu tiên bạn cần đi đến nha khoa để được thăm khám trực tiếp và xác định tình trạng sai lệch của răng. Để dự đoán chính xác thì nên chụp phim X-quang xác định cấu trúc xương hàm và thế mọc răng. Ngoài ra bác sĩ cũng đồng thời lấy dấu mẫu răng hàm bằng cách đổ thạch cao mô phỏng hàm răng cho bệnh nhân quan sát thực tế, có cái nhìn tổng thể.

Qua các dữ liệu từ phim, ảnh chụp ngoài và mẫu thạch cao thì bác sĩ sẽ xác định chính xác răng bạn thuộc trường hợp nào, độ phức tạp ra sao để lên phác đồ chữa trị phù hợp. Những trường hợp răng sai lệch hay gặp và cần đến điều trị chỉnh nha là:

  • Răng hô
  • Răng móm
  • Răng thưa
  • Răng lệch lạc

Độ tuổi phù hợp để niềng răng – chỉnh nha

Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉnh nha phù hợp, có hiệu quả với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nhưng mà trên thực tế vẫn có nhiều ca bệnh nhân ngoài 30 vẫn niềng răng thành công. Đa phân bệnh nhân niềng răng muộn thường do khi còn trẻ chưa có điều kiện tài chính hoặc bây giờ mới hiểu được tầm quan trọng của răng miệng hay đơn giản là muốn làm đẹp hơn.

Tất cả mọi lý do đều chính đáng vì tâm lý con người ai cũng muốn bản thân mình hoàn thiện và xinh đẹp. Vậy nên không bao giờ là quá muộn để bạn được sở hữu hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh.

Độ tuổi phù hợp với niếng răng

Độ tuổi phù hợp để niềng răng – chỉnh nha

Chọn bác sĩ niềng quan trọng hơn chọn mắc cài

Trước khi đi niềng răng, bạn nên bớt chút thời gian phân biệt rõ bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ nha khoa khác biệt ra sao để đưa ra lựa chọn đúng. Nhiều người cho rằng chuyên gia chỉnh nha, chuyên gia nội nha, cấy ghép đều gọi chung là nha sĩ – người làm công việc về răng miệng. Nhưng mà bạn cũng phải biết không phải nha sĩ nào cũng niềng răng giỏi.

Trên thực tế, bác sĩ chỉnh răng cũng là nha sĩ nhưng chuyên môn của bác sĩ chỉnh răng và bác sĩ làm nha khoa tổng quát là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  • Bác sĩ nha khoa tổng quát là người chăm sóc sức khỏe răng miệng tổng quát như khám, điều trị tổng hợp, cấy ghép tủy, trồng răng,…
  • Bác sĩ chỉnh nha là người có chuyên môn cao ngành chỉnh nha, có bằng cấp, chứng chỉ chỉnh nha chuyên sâu do Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO, hiệp hội niềng răng không mắc cài,… cấp. Thực hiện các công việc liên quan đến chẩn đoán, chữa trị nắn chỉnh răng, điều chỉnh phát triển của xương hàm và nhân trung.

Thời gian niềng răng là bao lâu?

Thời gian niềng răng lâu hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi niềng, tình trạng của răng, tay nghề bác sĩ và điều trị kèm theo nếu có. Thường thì thời gian chỉnh nha với trường hợp không phải nhổ răng mất khoảng 18 tháng, nhổ răng mất khoảng 24 tháng để kiến tạo nên nụ cười đẹp.

Với trường hợp bệnh nhân lại có răng mọc ngầm hoặc các bệnh lý về răng miệng thì thời gian niềng cũng lâu hơn, tùy theo đối tượng là trẻ nhỏ hay người lớn. Nếu độ tuổi từ 25 trở lên, xương hàm đã cứng thì chỉnh nha mất tầm 2 năm, chậm hơn so với độ tuổi vàng là từ 9 – 12 tháng, chỉ mất khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Niềng răng có khiến răng bị yếu đi không?

Nhiều người vẫn còn cảm thấy lo lắng dưới tác động của mắc cài thì sẽ khiến cho răng yếu đi, nhất là với trường hợp hàm răng phức tạp cần nhổ răng đi để đạt hiệu quả tối ưu.

 

Niềng răng sẽ không làm cho răng bị yếu đi

Tuy nhiên trên thực tế việc niềng răng hoàn toàn không làm cho răng bị yếu đi trừ khi bạn làm tại địa chỉ nha khoa không uy tín, bác sĩ tay nghề không cao, điều chỉnh lực kéo chưa chuẩn hay dùng vật liệu chỉnh nha kém chất lượng. Còn nếu như bác sĩ tuân thủ đúng quy trình, bệnh nhân làm theo chỉ dẫn thì răng vừa đều đẹp mà còn chắc khỏe như ban đầu.

Trên đây là thông tin chia sẻ về niềng răng là gì và những điều cần biết trước khi thực hiện niềng răng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Chúc bạn nhanh chóng sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp và nụ cười tỏa nắng. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với Nha khoa Tâm Đức qua số hotline 0947 819 888 nhé!


Tin liên quan

Nắn chỉnh răng khểnh – Giải pháp hoàn hảo cho hàm răng khấp khểnh

Nếu như ngày xưa, răng khểnh được coi là nét duyên ngầm của người con gái và dành được nhiều lời khen ngợi thì ngày nay, với sự phát triển của y tế đã chỉ ra rằng: răng khểnh là một khiếm khuyết ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cụ thể là cấu trúc xương hàm. Nắn chỉnh răng khểnh là phương pháp tối ưu nhất để điều trị tình trạng này.


0947 819 888